Cừ tràm là một loại cây thân gỗ, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ. Tập trung nhiều nhất ở 6 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Long An. Với tổng diện tích khoảng 176.295 ha năm 2006. Đây là một loại cây lâm nghiệp quan trọng ở nước ta. Với các đặc tính của cây như sinh trưởng nhanh, có thể trồng trên đất nghèo dinh dưỡng, đất nhiễm phèn. Cây tràm có thể cho thu hoạch chỉ sau 5 – 7 năm trồng. Hiện nay có 3 giống cây tràm phổ biến là: Tràm Úc, Tràm ta và Tràm Bông Vàng. Bài viết ngắn dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn tìm hiểu về cừ tràm tốt nhất.
Nội dung bài viết
Cừ tràm là gì?
Cừ tràm là phần thân gỗ của cây tràm sau khi khai thác sẽ dùng để gia cố đất nền. Đây là một loại cây lấy gỗ trong thời gian chăm sóc ngắn. Có phần vỏ mềm và xốp, lá của cây tràm có màu xanh và dẹt. Cừ tràm là một loại cây mang lại nhiều lợi ích đối với con người. Trong xây dựng vật liệu cừ tràm là một trong những loại vật liệu kinh tế nhất so với các loại khác. Cọc cừ tràm được sử dụng để xử lý gia cố nền đất yếu cho các công trình loại vừa và nhỏ.

Đặc điểm nhận biết
Về hình thái thì cây tràm khá dễ nhận biết bởi chỉ mọc tại những vùng nước có độ nhiễm mặn. Chúng phân bố đông nhất tại các tỉnh phía nam nước ta. Cây tràm là một loại loại cây thân cây gỗ. Kích thước thuộc dạng loại nhỏ và trung bình.
Cây có chiều cao từ 3 – 25m, Nếu những cây nuôi để lấy thân gỗ bự thì sẽ để phát triển tốt lên đến 30m. Đường kính gốc cây cừ tràm đạt 6 – 14cm, đường kính ngọn 3 – 4cm. Đây là các loại phổ biến được sử dụng.
Thân cây tràm thẳng và ít cong vênh, nhỏ dần từ gốc đến ngọn. Có một lớp vỏ rất mỏng và thường hay bong tróc. Có màu trắng đến vàng nhạt theo độ tuổi của cây.
Cây tràm có lá dạng lá đơn, phần phiến hình trái xoan, lá hẹp và dày mọc không cân đối. Đầu lá có thể tù hoặc nhọn, gốc thì tròn. Hoa nhỏ và có màu trắng kem, quả có dạng nang nhỏ, dạng hình bán cầu hoặc hình chén.
Các loại cừ tràm phổ biến hiện nay
Trên thế giới có hơn 200 loài cây tràm khác nhau. Còn tại Việt Nam có hơn 10 loài trong đó có vài loài là có thể sử dụng làm cừ tràm.
Tràm ta
- Cây có thể mọc theo bụi, đến trung bình hoặc lớn, vỏ trắng và dày gồm nhiều lớp xếp chồng nhau. Lá đơn mọc cách, cứng dày, thon nhọn dần về đầu lá. Hoa dạng chùm phân nhiều nhánh nằm ở đầu mỗi cành. Hoa tràm ta màu trắng sữa. Quả hình trụ có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa rất nhiều hạt, hạt phát tán bằng cách chẻ ô. Hạt tràm ta rất nhỏ không có nội nhũ. Hạt non màu trắng khi chín chuyển thành màu xám nâu. Đây là loại tràm phổ biến nhất tại nước ta.
- Ứng dụng: Cọc tràm thường được dùng làm cột chống dàn giáo, cốp pha trong xây dựng. Cọc cừ dùng để xử lý móng nhà. Gỗ tràm còn được sử dụng làm các vật dụng trong sinh hoạt. Làm than củi rất được ưa chuộng do nhiệt lượng cao. Ngoài ra gỗ tràm còn được làm bột giấy để sản xuất giấy, ván dăm… Lá tràm ta có chứa lượng tinh dầu lớn nhất dùng để chiết suất ra tinh dầu tràm phục vụ trong y học.

Tràm úc
- Đây là một loại tràm lại mới được đưa về cách đây khoảng 10 năm. Cây có vỏ mềm xốp, tán lá xanh sáng, mọc hơi rũ cành. Lá tràm úc dài và to bản, thân có thể phát triển cao 4-5 m, vỏ cây tróc ra từng miếng mảng. Lá tràm úc thơm, hoa có màu trắng, quả nhỏ.
- Ứng dụng: Tràm úc cũng giống như tràm ta được sử dụng làm cột chống giàn giáo, cốp pha. Nổi bật nhất dùng để gia cố nền móng công trình trong xây dựng. Gỗ tràm úc dùng để đóng các vật dụng trong nhà, làm than củi. Phục vụ trong công nghiệp chế biến bột giấy, ván dăm,… Trong lá loại tràm úc lượng tinh dầu tràm thấp nên không sử dụng lá loại tràm này để chiết tinh dầu. Ưu điểm loại này phát triển nhanh gấp gần 2 lần so với loại tràm ta.

Tràm bông vàng
- Là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể tới 30m. Loài cây này phân cành thấp, tán rộng. Vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám. Lá cây có dạng cong hình lưỡi liền, bản lá rộng 3-4cm, dài từ 6-13cm. Hoa tràm bông vàn là dạng chuỗi dài có màu vàng rất đẹp. Quả tràm dạng xoắn, hạt màu xám đậm.
- Tràm bông vàng thường được khai thác làm cột chống dàn giáo, cốp pha, làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, đóng bàn ghế. Cung cấp cho công nghiệp chế biến giấy, cung cấp ván xẻ cho các xưởng mộc, dùng làm nhiên liệu đốt. Gỗ tràm bông vàng tiết ra chất có thể chống được xâm hại của côn trùng và nấm làm hỏng gỗ. Nên loại gỗ này đóng đồ thủ công mỹ nghệ. Đang rất được ưa chuộng vì độ bền tốt và giá thành lại rẻ.
- Lưu ý: Loại này không sử dụng để gia cố xử lý nền móng cho công trình giống như tràm ta hay tràm úc.
Ứng dụng cừ tràm
Cừ tràm có rất nhiều công dụng trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Từ công tác gia cố nền móng trong xây dựng đến chiết xuất tinh dầu cho ngành y dược. Làm đồ mỹ nghệ,…..
Trong ngành xây dựng
Cừ tràm là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến ở miền Nam. Cừ tràm được sử dụng để gia cố nền móng. Dùng cho các công trình nhà ở, thủy lợi: nhà cấp 4, nhà phố, bờ bao, bờ kè,… Cũng vì những ưu điểm nổi trội của loại cây này như: giá thành rẻ, độ bền tốt, sức chịu tải cao. Đây là một loại vật liệu truyền thống đã được người xưa sử dụng cách đây hàng trăm năm. Cừ tràm không có các thông số tính toán chính xác như cọc bê tông cốt thép, chỉ dựa vào kinh nghiệm.
Các lĩnh vực khác
Trong lá cây cừ tràm có hàm lượng tinh dầu khá nhiều với đặc tính diệt khuẩn và có mùi thơm. Nên dùng để áp dụng trong một số bài thuốc y học cổ truyền và trong một số loại mỹ phẩm, thực phẩm,…
Kết luận
Qua bài viết trên của chúng tôi mong rằng các bạn sẽ có một cái nhìn khách quan về cây cừ tràm và sử dụng một cách hợp lý. Hãy đóng góp ý kiến của mình để có thể bổ sung thêm thông tin. Cảm ơn quý khách hàng đã đón đọc sản phẩm của chúng tôi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tìm hiểu về móng cừ tràm (các loại móng cừ tràm hiện nay)
Móng đơn được hiểu như thế nào? Tìm hiểu về móng đơn cừ tràm
Bạch đàn, cây tràm, cây keo, cây đước khác nhau như thế nào?
Trong bản các vẽ thiết kế cừ tràm được thể hiện bằng tiếng anh là gì?
Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy, có tốt không?
Giá cừ tràm tại Bến Tre, Đồng Tháp so với các nơi khác như thế nào?