Bạch đàn, cây tràm, cây keo, cây đước khác nhau như thế nào?

Miền Nam nước ta có diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Các loài cây: cây tràm, cây keo, cây đước, cây bạch đàn được trồng nhiều nhất tại nơi đây tới hàng trăm ngàn hecta rừng. Đem lại một nguồn lợi tự nhiên vô cùng to lớn. Mỗi loài cây có một đặc điểm sinh thái tự nhiên cũng như hình thái riêng biệt. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật những thông để các bạn cùng tìm hiểu.   

Nội dung bài viết

Đặc điểm cây tràm

Cây tràm có tên thông dụng là chè đồng và có tên trong danh pháp là cajeputier. Một loại cây thân gỗ có chiều cao từ 3m trở lên sau 3 năm chăm sóc. Phần lá có cuống rộng từ 10 – 20cm, mọc so le nhau. Hoa có màu như: Đỏ, vàng trắng, trắng xanh,… tùy thuộc theo loài thuộc họ cây này. Quá của cây tràm tương đối cứng nhưng khi chín sẽ tự bung ra. 

Cây tràm
Cây tràm

Tràm là loại cây có nguồn gốc ở oxtraylia, được du nhập vào nước ta. Thường thi cây tràm mọc hoang và dần được canh tác thành rừng ở vùng nước lợ để giữ đất. Lấy cây làm cọc dùng trong xây dựng, gỗ làm giấy và lá làm thuốc,… Cây tràm hiện tại tập trung nhiều nhất tại các tỉnh phía Nam nước ta. Những năm pháp thuộc những công trình tại miền Nam thường được gia cố nền đất bằng cừ tràm trước khi thi công. Đến hiện nay những công trình có tải trọng nhỏ cũng sử dụng cừ tràm như: Nhà cấp 4, gia cố bờ kè, nhà cao tầng cao dưới 5 tầng. 

Đặc điểm cây keo

Cây keo là một trong những cây thuộc chi keo và có danh pháp khoa học là Acacia. Cây gỗ keo là một dạng cây thân gỗ và bụi. Phân bố rất nhiều nơi trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu tại các nước châu phi và Australia. Cây keo thuộc trong những loại cây rất dễ trồng và rất thích hợp sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tại các tỉnh có diện tích rừng phía Nam đã lại tạo ra một số giống keo phù hợp với địa chất đất nhiễm phèn. Tạo nên một loài hình canh tác cây thân gỗ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế.  

Những loại thân  keo lai thì có khả năng sinh trưởng khá là tốt. Chúng đem lại chất lượng về gỗ rất cao và ổn định. Dòng keo lai có thể chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng được với thời tiết khô hạn. Keo lại được trồng ở khá nhiều nơi tại Bình Phước cũng như các tỉnh Nam Bộ. Hiện tại gỗ keo là một trong những nguồn nguyên liệu thô cho các ngành giấy, đồ gia dụng gỗ,…

Đặc điểm cây đước

Rhizophora apiculata Blume – Là tên danh pháp khoa học của cây đước. Là một loài thực vật thân gỗ có hoa và quả. Phân bố rộng rãi tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây đước là một loài cây lưỡng tính, có một số ít dạng đơn tính. Phía Nam nước ta có khí hậu nóng và môi trường nước ngập mặn trong  6 tháng 1 năm. Nơi phù hợp canh tác loài cây đước này. Đa phần được trồng ven các vùng biển, cửa sông để có thể ngăn xâm thực, chống sạt lở,… 

Cây đước
Cây đước

Thân cây được còn cung cấp một khối lượng gỗ dồi dào cho một số ngành nghề. Thân cao và thẳng, độ dẻo dai và màu sắc thân gỗ ổn định. Gỗ đước có thể dùng làm giấy, cột, giàn giáo trong các ngành xây dựng. Hệ thống rừng đước giúp tạo lập một hệ sinh thái đa dạng. 

Đặc điểm cây bạch đàn

Aromadendron Andrews ex Steud – Tên danh pháp khoa học của cây bạch đàn. Cây thuộc họ đào kim nương còn có tên gọi khác là khuynh diệp. Hiện tại trên thế giới có hơn 700 loài. Cây bạch đàn là một trong những cây thân gỗ tầm trung. Được trồng nhiều tại các tỉnh phía nam. Giống cây này tương tự những cây trên, cũng có thể sống được ở những môi trường kém chất dinh dưỡng. 

Lợi ích mang đến từ phần lá và phần thân gỗ tương đối lớn. Lá cây bạch đàn có thể chiết xuất tinh dầu giúp chữa tương đối rất nhiều bệnh về da. Phần thân gỗ được dùng nhiều trong thi công xây dựng. Nổi bật về độ chịu lực, dẻo dai, nên được dùng làm cây chống, giàn giáo. Một số quy cách to lớn hơn sẽ dùng làm cừ tràm để thi công xây dựng. 

Kết luận

Qua bài viết trên của cutramthaiduong.com đã phần nào giải thích sự khác biệt giữa cây tràm và cây keo, cây đước, bạch đàn như thế nào. Nhờ vào đó các bạn có thể tìm hiểu và trong xây dựng sẽ lựa chọn cho mình một loại cây phù hợp.

Rate this post
NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc

NHẬN NGAY BÁO GIÁ CỪ TRÀM

Điền thông tin vào form để nhận "BÁO GIÁ CỪ TRÀM" mới nhất của Thái Dương.

X
NHẬN BÁO GIÁ