Một số địa hình nền đất tại nước ta không có khả năng chịu tải trọng lớn. Điển hình là các công trình phía Nam nước ta. Các kỹ sư xây dựng sẽ tiến hàng khảo sát và đi vào thi công gia cố trước khi xây dựng. Đối với một số công trình nhỏ và vừa sử dụng cọc bê tông vô cùng lãng phí và không tốt cho môi trường đất. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu từ tự nhiên thì nền đất sẽ được gia cố bằng cọc cừ tràm. Tạo nên một nền móng tương đối vững chắc và bền. Hãy cùng tìm hiểu về móng cừ tràm trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Móng cừ tràm là gì?
Cừ Tràm là loại thân gỗ có kích thước từ 3 đến 5m. Những thân cọc cừ tràm được đóng xuống nền đất sẽ tăng độ nén chặt, giảm hệ số rỗng. Những đặc điểm nền đất có thể sử dụng cừ tràm: Đất bùn lầy, ngập nước, pha cát,…. Móng cừ tràm giúp cố định vùng đất được gia cố. Sau đó sẽ tiến hành thi công xây dựng móng lên trên. Cừ tràm mục đích chính là kết hợp với nền đất gánh chịu toàn bộ sức nặng của công trình phía trên.
Các loại móng cừ tràm
Hầu hết các loại móng xây dựng hiện nay đều có thể kết hợp với móng cừ tràm để tăng thêm độ vững chắc của công trình. Dưới đây là một số loại móng có thể kết hợp để thi công đóng móng cừ tràm.
Móng đơn cừ tràm
Móng đơn được sử dụng cho các công trình nhà cấp 4. Dùng để chống đỡ cột hoặc một cụm cột. Loại móng đơn giản và thi công nhanh chóng. Giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Tạo nên một kết cấu chống đỡ vô cùng tốt. Cừ tràm được gia cố sau đó kết hợp thi công móng đơn sẽ là một kết hợp vững chắc cho các công trình nhỏ. Tiết kiệm khá nhiều chi phí trong khâu thi công và vật tư.
Móng băng cừ tràm
Móng băng được sử dụng với công trình tầm trung chịu được tải trọng trung bình. THông thường móng băng có hình dải dài hoặc một số nơi thi công theo hình giao nhau như bàn cờ. Tùy thuộc vào địa hình mà nhà thầu thiết kế loại móng phù hợp cho công trình. Nhưng đều đảm bảo những yếu tố dưới đây.
Lớp bê tông dùng để thi công móng băng có bề dày 100mm.
Kích thước trung bình của một kết cấu móng băng từ: (900 – 1200) x 350 (mm)
Kích thước dầm để thi công móng băng: 300 x ( 500 – 700 ) (mm)
Thép bản dùng để thi công móng băng: Φ12a150
Thép dầm dùng để thi công móng băng: dọc 6 Φ(18 – 22), đai Φ8a150
>> Tham khảo bài viết: Móng băng kết hợp cừ tràm có thể xây được nhà mấy tầng.
Móng bè cừ tràm
Móng toàn diện còn được gọi là móng bè. Dùng để thi công các công trình có tính trải lực đều như: Hồ bơi, sân bóng,… Với những yêu cầu kỹ thuật dưới đây.
Bề mặt đáy móng sử dụng số lượng cừ tràm 25 cây/1m2
Bề dày của một lớp bê tông 100.mm
bảng móng có chiều cao như thế nào: 200.mm
Dầm móng có kích thước như thế nào: 300 x 700 (mm)
Bảng móng có kích thước như thế nào: 2 lớp thép Φ12a200
Dầm móng có kích thước: Thép dọc 6Φ(20 – 22), thép đai Φ8a150
Tính toán móng cừ tràm
Công thức chung để tính toán móng cừ tràm gia cố móng
n = 4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))
Trong đó:
n: Số lượng cừ tràm.
e0: Độ rỗng tự nhiên nền đất
d: Đường kính gốc cừ tràm tiêu chuẩn để thi công
eyc: Đỗ rỗng tầng nền đất.
Dựa trên công thức và tính toán được một số chỉ số tương đối như sau:
- Nếu đất nền có IL = 0,55 ÷ 0,60, sức chịu tải tự nhiên R0 = 0,7 ÷ 0,9 kg/cm2 . Số lượng cừ tràm cần đóng 16 cọc cho 1m2.
- Nếu đất nền có t IL = 0,7 ÷ 0,8, sức chịu tải tự nhiên R0 = 0,5 ÷ 0,7 kg/cm2. Số lượng cừ tràm cần đóng 25 cọc cho 1m2.
- Nếu đất nền có IL > 0,80, sức chịu tải tự nhiên R0 < 0,5 kg/cm2 . Số lượng cừ tràm cần đóng 36 cọc cho 1m2.
Kết luận
Cừ tràm được sử dụng tương đối nhiều cho thi công gia cố nền móng. Vì thế, để có thể có một nên móng vững chắc thì lựa chọn cừ tràm đúng tiêu chuẩn là ưu tiên hàng đầu. Cừ tràm tại cutramthaiduong.com là một trong những quy cách cừ tràm đạt chuẩn và giá rẻ nhất trên thị trường. Hãy liên hệ ngay để có một đơn báo giá chi tiết nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tìm hiểu về móng cừ tràm (các loại móng cừ tràm hiện nay)
Móng đơn được hiểu như thế nào? Tìm hiểu về móng đơn cừ tràm
Bạch đàn, cây tràm, cây keo, cây đước khác nhau như thế nào?
Trong bản các vẽ thiết kế cừ tràm được thể hiện bằng tiếng anh là gì?
Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy, có tốt không?
Giá cừ tràm tại Bến Tre, Đồng Tháp so với các nơi khác như thế nào?