Việc xác định loại nền đất, độ cứng của đất là điều kiện quan trọng. Giúp việc thi công đóng cọc cừ tràm mang lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Vì không phải loại đất nào cũng thích hợp để đóng cừ tràm. Như đất cát thì không ai chọn giải pháp dùng cọc cừ tràm. Vì nếu khảo sát và nhận định sai nền đất sẽ ảnh hưởng đến công trình khi đi vào sử dụng. Hay khi sử dụng một thời gian thì công trình nhanh xuống cấp gây nguy hiểm cho tài sản và tính mạng mình.
Nội dung bài viết
Cách xác định nền đất yếu để tiến hành thi công
Có 2 cách giúp nhận biết nền đất yếu là nhận biết theo đặc điểm loại đất và nhận biết theo tính toán kỹ thuật. Tùy theo quy mô công trình và những yêu cầu của chủ đầu tư. Chủ nhà mà ta nên đề xuất giải pháp thích hợp nhất.
Nhận biết theo đặc điểm đất
Đất yếu là một loại đất mà bản thân nó không có đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên. Như những công trình nhà cửa, đường xá hay đê đập… Khái niệm này nói chung không có cơ sở khoa học. Mà chỉ do kinh nghiệm của những người có thâm niên trong ngành xây dựng.
Nhận biết theo tính toán kỹ thuật
Những thông số kỹ thuật dưới đây được xác định nền đất yếu gồm:
Sức chịu tải : R = (0,5 – 1)kG/ cm2.
Hệ số nén: a >= 0,01 cm2/kG.
Lực dính (đối với đất dính) : c <= 0,1 kG/cm2.
Độ bão hòa : G >=0,8.
Độ ẩm : W >=40%.
Dung trọng : gW <= 1,7 T/m3.
Những thông số này đã được chứng minh trong thực tế. Chỉ cần thử nghiệm một vài cọc cừ tràm cắm xuống nền đất để kiểm tra sẽ xác định được nền đất đó có yếu hay không.
Vậy ở Việt Nam hiện nay có những loại đất nào, và loại đất nào được xem là yếu.
Các loại nền đất yếu ở Việt Nam
Có rất nhiều loại đất có nền yếu nhưng theo đặc điểm thì phân chia thành 3 loại chính là đất sét, đất bùn và đất bazan.
Đất sét
Là bao gồm những loại đất sét hay á sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước và có cường độ thấp. Trong đất sét có 2 thành phần gồm những phần hạt sét có kích thước lớn hơn 0,002mm. Chủ yếu có những khoáng chất như là thạch anh hay fenspat,… Phần khoáng chất sét là bao gồm các hạt có kích thước từ 2 – 0,1mm và keo 0,1 – 0,001mm.
Các khoáng chất này sẽ quyết định tính chất cơ lý của đất sét. Những khoáng chất sét thường gặp nhất đó là 3 nhóm điển hình gồm: kaolinit, monomorilonit và ilit. Đất sét chứa làm lượng nước ngầm cao, nền đất hay dịch chuyển khi ta cắm các loại cọc xuống. Do đó đây là nền đất cần tính toán kỹ nhất. Trước khi chọn giải pháp đóng cọc cừ tràm với từng công trình khác nhau.
Đất bùn
Độ bền của đất bùn là rất thấp, là loại đất khó xác định các chỉ số kỹ thuật để xây dựng nền móng nhất. Đất bùn phân bổ chủ yếu ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các khu vực ven sông, hạ lưu các con sông.
Đất đỏ bazan
Là loại đất phân bổ chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, màu sắc đặc trưng là màu đỏ. Loại đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn, dung trọng khô be và khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.
Thi công xử lý và xây dựng móng nhà có nền đất yếu
Hiện nay có nhiều cách giúp xử lý và thi công xây dựng móng có nền đất yếu gồm:
Với đất bùn thì nên sử dụng biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm. Dùng để tăng sức chịu lực cho nền đất. Có thể kết hợp với các cọc khác như cọc các hay cọc thép nếu nền đất đó quá yếu.
>> Xem thêm: Cách ép cừ tràm bằng tay hiệu quả nhất.
Ưu điểm thi công cừ tràm trên nền đất yếu
Là chi phí thấp vì giá cừ tràm tương đối rẻ hơn so với các vật liệu khác. Cọc cừ tràm ưa nước nên tồn tại lâu dưới nước mà không bị mục nát. Việc đóng cục cừ tràm không yêu cầu cao về kỹ thuật, thời gian thi công nhanh.
Còn với đất đỏ bazan thường xuyên bị sụt lún và sạc lở. nên sử dụng cọc thép rỗng kèm theo đó và gia cố thêm bơ tông bên trong thân thép sẽ giúp nền đất chịu được lực tốt nhất.
Để thi công đóng cọc cừ tràm và các loại cọc nói chung. Trên nền đất yếu thì yêu cầu cần thiết là khảo sát địa hình, tính toán sức bền của nền đất. Chọn loại móng thích hợp và thiết kế một bản vẽ kỹ thuật hợp lý nhất. Để có thể sát với kính phí dự toán ban đầu.
Cách xây dựng móng trên từng loại nền đất cũng tùy vào điều kiện kinh tế hay thổ nhưỡng. Mà các bạn nên lựa chọn cho mình 1 giải pháp thích hợp nhất nha. Và nên tham khảo biện pháp của Cừ Tràm Thái Dương để giúp bạn chọn 1 giải pháp xử lý nền đất yếu tối ưu nhất có thể.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tìm hiểu về móng cừ tràm (các loại móng cừ tràm hiện nay)
Móng đơn được hiểu như thế nào? Tìm hiểu về móng đơn cừ tràm
Bạch đàn, cây tràm, cây keo, cây đước khác nhau như thế nào?
Trong bản các vẽ thiết kế cừ tràm được thể hiện bằng tiếng anh là gì?
Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy, có tốt không?
Giá cừ tràm tại Bến Tre, Đồng Tháp so với các nơi khác như thế nào?