Cọc tre là loại cọc tự nhiên được sử dụng để gia cố trên những nền đất có độ lún cao hay lọa đất có độ ẩm và lượng nước ngầm nhiều gồm đất sét, đất bùn, đất cát pha sét… Đây là phương pháp được sử dụng từ lâu để xây dựng những công trình nhỏ như nhà ở dân sinh, gia cố bờ sông, cầu đường.
Cọc tre nhỏ là cọc sử dụng loại tre đặt ruột hay còn gọi là tre đực, đây là tre có đường kính nhỏ hơn các loại tre khác nhưng độ bền và khả năng chịu lực cao hơn. Khác với các loại cọc nhân tạo như cọc bê tông, cọc thép, cọc tre có những phương pháp thi công khác biệt.
Nội dung bài viết
Cọc tre nhỏ sử dụng cho loại công trình nào?
Cọc tre nhỏ được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng không lớn hoặc để gia cố đất ven bờ sông, ao hồ. Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền.
Cọc tre được sử dụng với nền đất có độ ẩm cao và lượng nước ngầm lớn vì nếu cọc tre nhỏ cắm hoàn toàn trong nước thì độ bền và tuổi thọ cọc tre cao hơn, theo tính toán của nhiều chuyên gia xây dựng thì cọc tre tồn tại khoảng 50 năm trong điều kiện nền đất ẩm ướt. Và ngược lại nếu vị trí đất không khô, độ ẩm thất thì cọc tre nhỏ nhanh mục nát và ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

Những khu vực như đất cát ven biển, đất cát bạc màu không nên sử dụng cọc tre để gia cố nền đất vì đây là loại đất có lượng nước ngầm ít, độ ẩm rất thấp.
Mật độ đóng cọc tre nhỏ bao nhiêu là tốt nhất?
Ta phải xác định được sức chịu tải của nền đất trước và sau khi đóng cọc tre nhỏ có giá trị là bao nhiêu bằng cách thử nghiệm một vài cọc tre rồi tính toán sức chịu lực cho toàn bộ công trình. Và thiết kế loại móng thích hợp nhất với nền đất cần xây dựng. Tiếp đó mới xác định chính xác mật độ cọc tre /1m2 để tiến hành thi công đóng cọc. Cuối cùng là tính toán tổng lực kết hợp giữa nền móng và cọc tre xem có đủ chịu trọng tải cho toàn bộ công trình không.
Chiều dài mỗi cọc tre từ 2 – 3 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.
Số lượng cọc trên 1 m2 được xác định theo công thức: Đất yếu vừa có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 đóng 16 cọc cho 1m2.
Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 đóng 25 cọc cho 1m2.
Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,80 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kG/cm2 đóng 36 cọc cho 1m2.
Kỹ thuật đóng cọc tre nhỏ
Mỗi loại cọc như cọc cừ tràm, cọc bê tông và cọc tre nhỏ đều có những kỹ thuật đóng và hạ cọc khác nhau. Khi tiến hành thi công cọc tre bạn phải nắm vững những yêu cầu dưới đây
Cọc phải được dựng thẳng trước khi đóng, trong quá trình đóng cọc tre phải luôn giữ thẳng cọc và đóng theo hướng thẳng đứng. Không được để cho cọc đi xuống theo hướng nghiêng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đóng các cọc tiếp theo.
Đóng lần lượt từng cọc xuống nền đất, không nên đóng cùng lúc nhiều cọc sẽ không đảm bảo được độ chính xác vị trí các cọc. Đầu cọc cần được lót bằng tấm đệm để tránh bị vỡ đầu cọc trong quá trình đóng.
Nếu đóng cọc xong, đầu cọc bị vỡ thì cần cắt bỏ phần đầu cọc đó đi. Hoặc đầu cọc trên mực nước ngầm thì cần phải cắt bỏ phần đầu cọc trên mực nước để đảm bảo cọc không bị mối mọt khi sử dụng.
Mật độ cọc phải đóng theo đúng số lượng trong bản vẽ kỹ thuật, không nên tự ý đóng ít hoặc nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền móng cho công trình. Nên thi công đónh cọc tre bằng phương pháp nhóm cọc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
>> Tham khảo thêm bài viết: So sánh đặc điểm cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép.
Lưu ý khi chọn lựa cọc tre nhỏ
Nên sử dụng máy đóng cọc tre chuyên dụng như máy đào, máy cuốc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả tốt hơn so với đóng bằng tay. Chỉ những khu vực nhỏ hẹp, không thể di chuyển máy móc vào vị trí đóng cọc mới sử dụng phương pháp đóng cọc thủ công.
Cọc tre phải có chiều dài và kích thước tương đương nhau, vì nếu 1 cây dài, cây ngắn hay cây kích thước lớn, nhỏ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến nhóm cọc và giảm ma sát giữa các cọc với nhau và sức chịu lực của nhóm cọc giảm theo.
Cọc tre nhỏ phải có độ tuổi từ 2 đến 3 năm trở lên mới được sử dụng để làm cọc gia cố nền móng. Cần kiểm tra kỹ nguồn gốc và chất lượng cọc tre để nền móng công trình có độ bền như trong tính toán bạn đầu.
Cọc tre là loại vật liệu được sử dụng nhiều ở Miền Bắc, còn cọc cừ tràm thì sử dụng nhiều ở Miền Nam. Tuy nhiên 2 loại cọc này đều có tác dụng tương tự nhau giúp tăng độ cứng cho nền móng và độ bền nền đất chắc chắn hơn. Nếu bạn xây dựng những công trình có quy mô nhỏ thì cọc tre nhỏ là lựa chọn thích hợp nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tìm hiểu về móng cừ tràm (các loại móng cừ tràm hiện nay)
Móng đơn được hiểu như thế nào? Tìm hiểu về móng đơn cừ tràm
Bạch đàn, cây tràm, cây keo, cây đước khác nhau như thế nào?
Trong bản các vẽ thiết kế cừ tràm được thể hiện bằng tiếng anh là gì?
Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy, có tốt không?
Giá cừ tràm tại Bến Tre, Đồng Tháp so với các nơi khác như thế nào?