So sánh đặc điểm cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép

Cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép là hai loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay. Sử dụng cọc cừ tràm là một biện pháp mang tính truyền thống, còn cọc bê tông cốt thép là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Cả hai loại cọc này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Cọc cừ tràm phù hợp với những công trình vừa và nhỏ, những công trình xây chen, công trình thủy lợi… Cọc bê tông cốt thép thì phù hợp với hầu hết mọi loại công trình. Nhưng với những ưu điểm rất tốt của cọc cừ tràm là gì? Mà chúng vẫn còn được sử dụng trong các công trình cho tới tận ngày nay. Mời các bạn cùng tôi đi tìm hiểu trong bài viết này.

Nội dung bài viết

Cọc cừ tràm

Cọc cừ tràm là một loại cọc gỗ, được khai thác từ cây tràm. Đây là một loại nguyên liệu địa phương với nguồn nguyên liệu lớn, ở nước ta cừ tràm được phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đặc tính cây tràm là loại cây chịu nước, phát triển nhanh, không kén đất. Hơn nữa có thể sống tốt trên đất nghèo dinh dưỡng, đất ngập mặn.

Cọc cừ tràm
Cọc cừ tràm

Cọc cừ tràm rất thích hợp để xây dựng cho các công trình nhà ở loại vừa và nhỏ: nhà cấp 4, nhà phố, nhà ở dưới 4 tầng… Phù hợp với các công trình xây chen địa hình nhỏ hẹp. Ngoài ra cọc cừ tràm còn được sử dụng rất phổ biến trong các công trình thủy lợi: Người ta sử dụng cọc cừ tràm để gia cố bờ đê, bờ kè giúp chắn sóng, giữ đất, chống xói mòn…

Phạm vi sử dụng

Cọc cừ tràm được đánh giá là một loại cọc cọc sức chịu tải trung bình nên sẽ phù hợp cho một số loại công trình như nhà 1 trệt 1 lầu, nhà ống cấp 4,…. Đối với những loại quy cách cừ lớn hơn một chút sẽ được dụng trong nhà cao tầng không quá 30m. Mang rất nhiều lợi ích và thời gian thi công khá nhanh chóng.

Quy cách cừ tràm

Những quy cách cừ tràm cơ bản được sử dụng nhiều trong xây dựng.

  • Cừ tràm quy cách 3m có kích thước đường kính gốc tương ứng là: 6 – 8cm, 8 – 10cm, 10 – 12cm.
  • Cừ tràm quy cách 3,5m có kích thước đường kính gốc tương ứng là: 6 – 8cm, 8 – 10cm, 10 – 12cm.
  • Cừ tràm quy cách 4m có kích thước đường kính gốc tương ứng là: 6 – 8cm, 8 – 10cm, 10 – 12cm, trên 12cm.
  • Cừ tràm quy cách 5m có kích thước đường kính gốc tương ứng là: 6 – 8cm, 8 – 10cm, 10 – 12cm, trên 12 cm.

Ưu điểm

Cọc cừ tràm có rất nhiều những ưu điểm và đặc tính tốt như:

  • Giá cừ tràm rẻ hơn các vật liệu khác cùng công dụng và độ bền. Tham khảo giá cừ tràm tại TPHCM tại đây.
  • Độ bền: Là một loại cây chịu nước. Cọc cừ tràm có độ bền hơn 60 năm nếu được ở trong môi trường ngập nước hoặc có độ ẩm thích hợp. Với độ bền này thì cọc cừ tràm có thể đáp ứng được niên hạn sử dụng của các loại công trình nhà ở hiện nay.
  • Độ chịu tải: biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm được sử dụng rộng rãi từ những năm trước 1975. Khi đó hầu như các công trình xây dựng đều sử dụng loại vật liệu này là chủ yếu. Có rất nhiều những công trình lớn được xây dựng từ mấy chục năm trước mà vẫn còn tồn tại và sử dụng cho tới ngày hôm nay. Dựa theo tính toán thì sức chịu tải của cọc cừ tràm có thể đại 0,8kg/cm2. Rất thích hợp để xây dựng các loại nhà ở hiện nay.

Nhược điểm

  • Không dùng cho các công trình xây dựng lớn 
  • Thi công đúng yêu cầu kỹ thuật và đội ngũ phải chuyên nghiệp.

Lưu ý khi sử dụng

  • Ngoài những ưu điểm tốt thì cọc cừ tràm cũng có những nhược điểm mà bạn nên biết để tránh:
  • Cọc cừ tràm không thể sử dụng ở những nơi có địa chất đất khô, đất cát khô, đất có lẫn đá ong…hoặc vị trí đất nền quá yếu có độ sụt lún cao. Yêu cầu độ dày lớp đất yếu bên trên không dày hơn chiều dài cọc tràm.
  • Chỉ sử dụng được cừ tràm tươi. Việc này gây khó khăn trong công tác bảo quản vật liệu, vào mùa nắng nóng phải tưới nước lên cừ mỗi ngày để giữ cọc cừ luôn tươi.
  • Chỉ sử dụng cọc cừ tràm cho những công trình vừa và nhỏ.
  • Không tính toán được, gây khó khăn trong quá trình thiết kế và thi công.
  • Khi thi công đóng cừ tràm đòi hỏi những đơn vị phải có kinh nghiệm trong nghề thì mới đảm bảo.

Cọc bê tông cốt thép

Cọc bê tông cốt thép là loại cọc được kết hợp từ hai loại vật liệu bê tông và thép. Do hệ số giãn nở của bê tông và thép là tương đồng nhau nên hai loại vật liệu này được kết hợp với nhau tạo thành một loại vật liệu với nhiều ưu điểm nổi bật vượt trội. Được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình hiện nay.

Cọc bê tông
Cọc bê tông

Lớp bê tông bên ngoài có chức năng bảo vệ lớp thép bên trong khỏi sự ăn mòn của môi trường. Ngược lại lớp thép bên trong lại có tác dụng định vị lớp bê tông bên ngoài tránh bị bể vỡ. Hai loại vật liệu này có những đặc tính phụ trợ cho nhau rất tốt. Vì vậy vật liệu cọc bê tông cốt thép rất bền vững. Và chống được sự xâm thực của môi trường xung quanh. Thường dùng cho các công trình dân dụng nhiều tầng hoặc công trình công nghiệp có tải trọng lớn.

Phạm vi sử dụng

Đa dạng mẫu mã lại có thể thiết kế tùy theo công trình lớn nhỏ khác nhau. Vì vây cọc bê tông phù hợp với mọi loại công trình xây dựng.

Quy cách cọc bê tông

Loại cọc này được làm nhân tạo theo khuôn đúc nên có khá nhiều kích thước khác nhau. Có nhiều hình dáng khác nhau, sẽ phù hợp với nhiều loại công trình. 

Kích thước sẽ được làm theo bề rộng x chiều dài x bề ngang.

Ưu điểm

  • Độ bền: Bê tông cốt thép có độ bền rất cao lên đến hàng trăm năm.
  • Độ chịu tải: cọc bê tông cốt thép có độ chịu tải rất lớn. Có thể tính toán chính xác được, nên rất dễ dàng trong việc thiết kế và thi công.
  • Độ tiện lợi: bê tông cốt thép có thể sử dụng được cho hầu hết các loại hạng mục công trình có tải trọng lớn nhỏ khác nhau.

Nhược điểm

  • Giá thành: giá thành của bê tông cốt thép hiện nay khá cao, bạn có thể tham khảo bảng giá bê tông cốt thép đúc sẵn hiện nay ở bảng bên dưới:

Lưu ý khi sử dụng

  • Cần những trang thiết bị phù hợp và chắc chắn
  • Đảm bảo an toàn lao động là trên hết 
  • Lựa chọn những cọc bê tông còn mới và không bị nứt.

Kết luận

Cả hai loại vật liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để chọn loại cọc nào cho phù hợp. Với những hạng mục công trình loại vừa và nhỏ, nhà cấp 4, nhà dưới 4 tầng, các hạng mục phụ như hàng rào, bờ kè,…Thì sử dụng cọc cừ tràm là tối ưu nhất, vì tiết kiện được rất nhiều chi phí. Còn đối với những công trình có tải trọng lớn, các công trình chung cư, cao ốc… thì chọn cọc bê tông là phương án thích hợp nhất. Qua bài viết này hy vọng bạn có một cái nhìn khác về cọc cừ tràm. Một trong những loại vật liệu xây dựng kinh tế nhất hiện nay.

>> Xem thêm bài viết: Cọc tre là gì? Cách sử dụng cọc tre nhỏ trong xây dựng.

3/5 - (1 bình chọn)
[contact-form-7 404 "Not Found"]
NHẬN NGAY BÁO GIÁ CỪ TRÀM

Điền thông tin vào form để nhận "BÁO GIÁ CỪ TRÀM" mới nhất của Thái Dương.

X
NHẬN BÁO GIÁ