Cách ép cừ tràm bằng tay hiệu quả nhất

Cừ tràm là loại cọc được sử dụng thông dụng trong ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nguyên cứu, thử nghiệm. Và tính toán khả năng chịu lực của cọc cừ tràm. Kết luận cuối cùng được đưa ra là cừ tràm có khả năng gia cố nền móng. Và xây dựng nhà từ 1 đến 5 tầng trên nền đất yếu, đất sét… Bài viết hướng dẫn cách ép cừ tràm bằng tay hiệu quả nhất!

Nội dung bài viết

Cừ tràm và những điều cần biết

Trước đây nhiều người vẫn hoài nghi về độ bền và khả năng của loại cọc gỗ này. Nên chỉ dùng cọc cừ tràm để xây các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà xưởng,… Mà không dám xây dựng các công trình có quy mô lớn. Nhưng với các con số thực tế mà những kỹ sư xây dựng đã đưa ra. 

Nguồn cung cấp cừ tràm phần lớn đến từ các nông trường do người dân trồng. Hoặc khai thác tự nhiên nên số lượng luôn đảm bảo cung ứng. Cho thị trường xây dựng đang ngày một phát triển của Việt Nam.  

Một vấn để cần quan tâm khi gia cố nền móng bằng cừ tràm. Là công đoạn thi công ép cọc cừ tràm sao cho hiệu quả. Một cách làm mà nhiều đơn vị thi công hay sử dụng là sử dụng máy ép cừ tràm. Tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với khu vực có vị trí rộng, đường đi thông thoáng và không ảnh hưởng đến công trình khác. Một cách khác để thi công ép cừ tràm là sử dụng sức người, ép cừ tràm thủ công. Tuy không mang lại hiệu suất cao như ép bằng máy nhưng là phương pháp duy nhất mà bạn có thể làm được. 

Ép cừ tràm bằng tay
Ép cừ tràm bằng tay

Các bước đóng cừ tràm bằng tay 

Thi công đóng cừ tràm bằng tay là một phưng pháp được sử dụng từ rất lâu đời và được thực hiện qua quá trình các bước như sau.

Bước 1: Khảo sát nền đất 

Không phải nền đất nào cũng thích hợp để ép cọc cừ tràm như nhiều người vẫn nghĩ. Cây cừ tràm là loại cây sống tốt trong một môi trường nước ngậm mặn. Có độ bền cao trong điều kiện đất có độ ẩm và lượng nước ngầm cao như đất thịt, đất sét hay đất bùn lầy. Theo tính toán thì cọc cừ tràm có độ bền từ 50 đến 70 năm trong điều kiện đất lý tưởng. Những loại đất hay bị sạt lở cao, lượng nước ngầm thấp hay tỉ lệ thoát nước lớn như đất cát, đất đá. Thì không nên dùng cọc cừ tràm để gia cố nền móng vì hiệu quả thấp và ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình. 

Bước 2: Đóng cọc thử nghiệm 

Sau khi khảo sát xong nền đất nên tiến hành đóng một vài cọc ở nhiều vị trí khác nhau trên phần diện tích đất cần xây móng. Điều này giúp xác định độ cứng và lún của nền đất và tính toán được trong lực tác động lên nền đất. Thông thường thì trên 1m2 đất nên đóng khoảng 16 đến 25 gốc cừ tràm. Nếu nền đất có độ lún quá cao làm cừ tràm cắm quá sâu. Hoặc đất quá cứng thì nên chọn giải pháp khác thích hợp hơn.  

Bước 3: Chuẩn bị nhân công và công cụ  

Vì đóng cọc cừ tràm bằng tay nên số lượng nhân công cao hơn so với ép cọc bằng máy. Cụ thể nếu trên diện tích khoảng 50m2 thì nhân công từ 4 đến 6 người. Có thể linh động số người để công việc tiến hành nhanh hơn. Về mặt các dụng cụ dùng để đóng cừ tràm bao gồm: Bùa và vồ có nhiều kích thước khác  nhau..  

Bước 4: Tiến hành ép cọc cừ tràm  

Một người giữ phần thân cừ, 1 người dùng búa đập mạnh vào đầu cừ với lực đều nhau. Đến khi nào toàn bộ thân cừ ép sâu dưới nền đất và chừa khoảng 10 đên 20 cm trên mặt đất. Nếu  1 nhóm gồm 4 đến 6 người nên chia ra nhiều khu vực để ép cọc. Trách tình trạng ép nhầm cọc. Lưu ý không nên dùng quá nhiều lực sẽ làm nát hay dập đầu cọc hay gãy cọc.  

Ưu điểm và nhược điểm trong phương pháp ép cừ tràm bằng tay 

Một phương pháp gia cố nền móng nào cũng có những lợi thế về ưu điểm cũng như khiếm khuyết nhất định. Và đóng cừ tràm bằng tay cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của phương pháp

Trong các địa hình nhỏ hẹp thì phương pháp này đóng vai trò rất hiệu quả. Nơi mà các phương tiện máy móc, cơ giới không vào được. Tuy rất mất thời gian để thi công nhưng vẫn có thể sử dụng phương pháp này cho các công trình dùng số lượng cừ ít. 

Nhược điểm của phương pháp

Kinh phí ép cọc bằng tay cao hơn nhiều so với ép cọc bằng máy, hiệu suất và độ chính xác cũng thấp hơn. Thời gian thi công có thể mất hàng tuần nếu như gặp công trình có số lượng cừ tràm lớn. 

>> Tham khảo bài viết: Các loại máy ép cừ tràm hiệu quả nhất.

Những lưu ý khi ép cọc cừ tràm bằng tay  

Nếu trong quá trình ép cọc đầu cọc cừ bị nát. Nên cắt hoặc cưa phần đó đi hoặc thân cây cừ bị nứt, gãy. Vì nếu bạn giữ nguyên tình trạng như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình là 1. Thứ hai là các loại côn trùng hay vi sinh vật sẽ tấn công vào thân cây tràm làm giảm độ bền

Nên tính toán độ cứng nền đất, áp dụng loại móng nào( Móng cọc, móng băng hay móng đơn). Và quy mô công trình mà số lượng cọc cần đóng là cao hay thấp. Giúp tiết kiệm 1 phần chi phí và đảm bảo chất lượng công trình. 

Lựa chọn một đơn vị thi công có trong tay nhiều năm kinh nghiệm đóng cừ là tốt nhất. Một trong những đơn vị hàng đầu về thi công ép cọc cừ tràm bằng tay và bằng máy là Cừ Tràm Thái Dương. Chúng tôi có hơn 12 năm kinh nghiệm bán và thi công ép cừ tràm. Với đội ngũ công nhân có tay nghề cao và trang thiết bị máy móc hiện đại. Sẽ giúp khách hàng xây dựng những nền móng công trình tốt nhất.

Rate this post
[contact-form-7 404 "Not Found"]
NHẬN NGAY BÁO GIÁ CỪ TRÀM

Điền thông tin vào form để nhận "BÁO GIÁ CỪ TRÀM" mới nhất của Thái Dương.

X
NHẬN BÁO GIÁ