Thi công đóng cừ tràm – biện pháp gia cố móng hiệu quả

Nền móng phải được vững chắc và bền thì mới chịu được công trình không bị nghiêng không gây vỡ, nứt tường cho công trình. Ngày nay, biện pháp thi công đóng cừ tràm được sử dụng nhiều tại những tỉnh phía Nam. Cách này mang đến sự hiệu quả kinh tế và thích hợp mang những công trình nhỏ và vừa.

Nội dung bài viết

Thi công đóng cừ tràm Thái Dương

Đóng cừ tràm là để nâng cao độ nén chặt của đất, giảm hệ số rỗng. Nhằm nâng cao sức chịu tải của nền đất nơi công trình xây dựng. Hiện nay có rất nhiều đơn vị thi công đóng cừ tràm trên địa bàn tphcm. Nhưng xét về độ uy tín và kinh nghiệm trong ngành thì Cừ Tràm Thái Dương là một đơn vị hàng đầu. 

Cừ tràm Thái Dương đã có 12 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cừ tràm và thi công đóng cừ tràm. Với hàng trăm công trình lớn nhỏ đã hoàn thành trên cả nước.

Thi công đóng cừ tràm Thái Dương gọi: 0921.27.27.27

Biện pháp thi công đóng cừ tràm là gì?

Biện pháp thi công đóng cừ tràm là gì? Đây là một trong nhiều câu hỏi được đề cập nhất hôm nay. Theo các kỹ sư chuyên môn thì đây là giải pháp để gia cố nền móng nhằm nâng cao sức chịu tải cho công trình. Quá trình này tác động trực tiếp lên tầng đất nền giúp giảm hệ số rỗng và tăng độ nén chặt của đất. Phương pháp này giúp tiết kiệm khá chiều chi phí và thời gian xử lý nền móng. 

Biện pháp thi công đóng cừ tràm
Biện pháp thi công đóng cừ tràm

Loại nền gia cố cừ tràm này rất phù hợp sử dụng cho một số nền đất ẩm ướt, bùn lầy,… Nhờ đặc tính tự nhiên của cây tràm. Đối với các công trình tầm trung trở xuống, có chiều cao không quá 30 thì sử dụng cừ tràm sẽ là một phương án hữu hiệu và tối ưu nhất.

Thuyết minh biện pháp thi công đóng cừ tràm

Đối với những công trình có tải trọng không quá lớn và nơi đây nền đất khá ẩm ướt. Sẽ sử dụng dụng phương pháp thi công đóng cừ tràm để gia cố nền móng. Mỗi biện pháp nào cũng đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy biện pháp thi công đóng cừ tràm cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm

  • Đây là một nguồn nguyên vật liệu khá tốn về chi phí và dễ tìm kiếm.
  • Luôn luôn đảm bảo được vấn đề môi trường.
  • Biện pháp này có nhiều hướng để thi công gia cố.
  • Nguyên vật liệu có đặc tính tốt có thể tồn tại hàng chục năm dưới lòng đất
  • Khả năng chịu tải khá lớn nhưng cây cừ dẻo dai và cứng cáp.

Nhược điểm

  • Cần có đội ngũ thi công và tiêu chuẩn cừ tràm phải đảm bảo chất lượng. 
  • Không sử dụng cho những công trình to lớn như chung cư nhiều tầng,..

Tiêu chuẩn đóng cọc cừ tràm

Cừ tràm đạt tiêu chuẩn mới có thể giúp tạo nên một nền móng khá vững chắc. Đặc điểm đầu tiên cây cừ tràm luôn luôn còn tươi và thẳng. Đúng chuẩn quy cách sẽ giúp công tình có những thông số chính xác nhất. 

Quy cách cừ tràm có đường kính dài 3 – 3,7m, đường kính gốc 6 -8 cm là loại phù hợp cho các công trình nhỏ như cầu cống, hầm hố,…

Quy cách cừ tràm có đường kính gốc 9 – 12cm và có chiều dài trên 3,7m được áp dụng thi công cho các căn nhà cấp 4, nhà cao tầng, gia cố công trình thủy lợi,…

Mật độ trên 1m2 đóng bao nhiêu cừ tràm?

Biện pháp thi này áp dụng dựa trên kinh nghiệm thực tế nhiều hơn là tính toán máy móc. Vì thế, dựa trên nhiều thực nghiệm và nhiều công trình. Trải qua nhiều công trình và đã có những bản phát thảo sơ bộ. Theo tham khảo thì mật độ đóng cừ tràm của một công trình như sau.

  • Đối với việc sử dụng loại cừ tràm có kích thước đường kính gốc 6cm đến 8cm. Sẽ tiến hành thi công đóng 25 cọc trên 1m2.
  • Đối với việc sử dụng quy cách cừ tràm to hơn và có kích thước đường kính 8cm đến 12cm  sẽ tiến hành thi công đóng 16 đến 25 cọc trên 1m2.

Công tác đóng cừ tràm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dịch vụ đóng cừ tràm nhưng đa phần các dịch vụ áp dụng 2 phương pháp như sau:

Phương pháp thi công đóng cừ tràm bằng tay: Phương pháp này được dùng từ lâu. Dành cho những địa hình máy móc không đưa vào tới nơi được. Phương pháp này cần có đến 5 – 6 người để thi công và khá tốn thời gian. Loại hình thi công này không còn phổ biến nữa.

Thi công đóng cừ tràm
Thi công đóng cừ tràm

Phương pháp thi công đóng cừ tràm bằng máy: Phương pháp này được dùng các trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ. Chỉ cần 2 – 3 người cũng có thể thi công đóng hàng trăm cây cừ tràm trong thời gian ngắn. Loại hình này giúp tiết kiệm thời gian và công sức. 

Nếu trường hợp những nơi có diện tích lớn sẽ được đóng bằng máy xúc. Còn những nơi nhỏ hẹp máy móc không vào được sẽ dùng máy rung để ép cừ tràm.

Tiêu chuẩn nghiệm thu đóng cừ tràm

Quý khách khi mua và sử dụng cừ tràm nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại vật liệu này. Cừ tràm hiện nay có khoảng 5 loại cơ bản với nhiều tiêu chuẩn kích thước và độ dài khác nhau.

  • Loại quy cách cừ tràm đường kính gốc 6-8cm, đường kính ngọn 3-3,5cm. Chiều dài sử dụng chỉ nên dưới 3,5m là tốt nhất. Thích hợp với các hạng mục công trình phụ hạng: công trình phụ, hàng rào,…
  • Loại cừ tràm có đường kính gốc 7-9cm, đường kính ngọn 3,5-4cm. Chiều dài sử dụng chỉ nên dưới 4m là tốt nhất. Thích hợp với những công trình hạng nhẹ: nhà cấp 4, hàng rào.
  • Loại cừ tràm gốc 8-10cm, đường kính gốc 4-4,5cm. Chiều dài sử dụng chỉ nên dưới 4,3m là tốt nhất. Thích hợp cho những công trình vừa và nhỏ: nhà cấp 4, nhà phố dưới 3 tầng. Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất trong các loại vì giá thành vừa phải mà đáp ứng tốt được các yêu cầu về tải trọng.
  • Loại quy cách cừ tràm có kích thước đường kính gốc 9-11cm, đường kính ngọn 4-5cm. Chiều dài sử dụng chỉ nên dưới 4,5m là tốt nhất. Thích hợp cho những công trình vừa và nhỏ: nhà cấp 4, nhà phố dưới 4 tầng.
  • Loại quy cách cừ tràm gốc 10-12cm, đường kính ngọn từ 4-5cm. Chiều dài sử dụng chỉ nên dưới 5m là tốt nhất. Thích hợp với những công trình loại vừa và tầm trung: nhà phố, nhà đúc lên tấm, nhà dưới 5 tầng. 

Những lưu ý khi thi công đóng cọc cừ tràm

  • Sử dụng cọc cừ tràm còn tươi, thân thẳng, còn vỏ, kích thước và độ dài phù hợp với địa chất đất tại nơi thi công. Thường sử dụng loại cừ tràm có đường kính gốc 8-10cm, dài 4m. Yêu cầu bề dày của lớp đất yếu bên trên không được lớn hơn độ dài của cọc. Đảm bảo cọc sau khi đóng xuống phải chạm tới phần đất cứng bên dưới.
  • Đóng cừ tràm theo mật độ tiêu chuẩn 25 cọc/m2. Tùy vào địa chất đất ta có thể thêm bớt cho phù hợp.
  • Không sử dụng cọc cừ tràm ở những nơi địa chất đất bên dưới là đất cát khô, đất có lẫn đá. Đất khô sẽ làm cọc cừ nhanh bị mục gây ra tình trạng sụt lún. Nền đất có lẫn nhiều đá bên dưới thì gây khó khăn trong việc đóng cừ, cọc cừ sẽ bị gãy gập nhiều và không đạt yêu cầu. Ở những trường hợp này thì nên chọn sử dụng cọc bê tông cốt thép để thay thế.
  • Độ bền của cọc cừ phụ thuộc rất lớn vào môi trường của cọc. Cọc đạt được độ bền tốt nhất khi ở trong điều kiện ngập nước hoặc độ ẩm thích hợp. Một số thí nghiệm độ bền của cọc bằng cách nhỏ một cọc cừ tại vị trí móng nhà cũ sau khi phá đi và kiểm tra thì kết quả cọc cừ vẫn còn cứng. Đó là khi cọc cừ ở trong môi trường thích hợp. Nếu nền đất bên dưới không đủ điều kiện thì cũng không nên sử dụng cừ tràm để xử lý. Thay nào đó nên chọn những loại cọc khác cho phù hợp.

Kết luận

Đọc xong bài viết này chắc bạn cũng đã hiểu cơ bản về biện pháp thi công đóng cừ tràm. Và cách chọn lựa sử dụng cừ tràm sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến cừ tràm hãy góp ý với chúng tôi qua các cổng thông tin. Rất hận hạnh được phục vụ!

Rate this post
[contact-form-7 404 "Not Found"]
NHẬN NGAY BÁO GIÁ CỪ TRÀM

Điền thông tin vào form để nhận "BÁO GIÁ CỪ TRÀM" mới nhất của Thái Dương.

X
NHẬN BÁO GIÁ